Đăng ký Thanh toán Check thông tin

Khi tìm hiểu và kiếm tiền từ Adsense bạn nhất định phải biết đến các thuật ngữ mà nó có để khi chúng xuất hiện bạn không bỡ ngỡ và khó hiểu. Bài viết này mình xin liệt kê các thuật ngữ liên quan tới Adsense thông qua 1 danh sách có tên gọi là thuật ngữ Google Adsense, mời các bạn cùng theo dõi…

25 thuật ngữ Google Adsense, trong đó 3 loại này bạn phải biết
25 thuật ngữ Google Adsense, trong đó 3 loại này bạn phải biết

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách đăng ký Google Adsense, 100% thành công với 5 mẹo để “1 phát ăn ngay” qua đó bạn cũng đã biết cách tự tạo tài khoản Adsense Content chi riêng mình.

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ GOOGLE ADSENSE

Đầu tiên chắc phải kể đến khái niệm Adsense là gì phải không nào mặc dù đã nhắc đến nhiều lần rồi nhưng trong bài viết này mình vẫn muốn đề cập qua giúp phần tạo tính đầy đủ và logic cho post.

Adsense là gì?

Adsense là một sản phẩm của Google được ra mắt lần đầu vào 18 tháng 6 năm 2003 với định hướng trở thành nền tảng để khai thác các quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, video… từ Google Ads, Youtube dựa trên việc đặt code quảng cáo trên các website của đối tác hoặc thành viên đăng ký/nhà xuất bản/nhà sáng tạo.

Có thể thấy Adsense chính là 1 mạng quảng cáo kiếm tiền dành cho chúng ta, hiện tại Google xây dựng và phát triển 1 số mạng kiếm tiền khác nhau như: Adsense, AdMob trong đó AdMob là quảng cáo trên nền apps dành cho nhà phát triển ứng dụng.

THUẬT NGỮ GOOGLE ADSENSE NÊN BIẾT

Trước tiên chúng ta cần biết một số thuật ngữ Google Adsense cơ bản đang có tuy nó không được sử dụng thường xuyên và “thừa thãi” nhưng cũng nên đọc lướt qua bạn nhé.

% Hiển thị quảng cáo gần đây

Phần trăm tổng số lần hiển thị quảng cáo mà quảng cáo đã tạo trong một danh mục cụ thể gần đây. Có thể trong 24 hoặc 48h phụ thuộc vào tùy chỉnh báo cáo của nhà quảng cáo. Đây là thuật ngữ Google Adsense nói nên phần nào tỷ lệ đáp ứng yêu cầu quảng cáo.

thuat ngu google adsense 1
% Hiển thị quảng cáo gần đây là một trong những thuật ngữ Google Adsense cơ bản

Tỷ lệ này càng cao thì đồng nghĩa với việc có nhiều lượt yêu cầu quảng cáo (nhiều truy cập, nhiều lượt xem) dẫn đến doanh thu Adsense có thể tăng; để biết thếm cách tăng 300% thu nhập bạn có thể tham khảo qua bài viết hướng dẫn tối ưu doanh thu Google Adsense mà mình đã thực hiện gần đây.

Nếu % hiển thị quảng cáo thấp thì bạn cần xem lại xem có chặn quảng cáo hoặc mã quảng cáo đã đặt đúng và có thể hiển thị hay không. Việc triển khai code Adsense lên web cần được thực hiện đúng cách.

% Thu nhập gần đây

Khái niệm này chỉ “Phần trăm tổng thu nhập mà quảng cáo đã tạo trong danh mục này gần đây” Với khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hiệu quả gần đây của tài khoản Adsense với tổng doanh thu có thay đổi gì không, tăng hay giảm.

API Adsense

Trong khái niệm này ta lại phải chia nhỏ thành 2 ý để hiểu cặn kẽ hơn, cụ thể là khái niệm API là gì và API Adsense là gì?

API là viết tắt của Application Programming Interfac
API là viết tắt của Application Programming Interfac

API là viết tắt của Application Programming Interface – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. Nó cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau.

API Adsense

API Adsense là phương thức kết nối giữa Adsense với các ứng dụng thứ 3 truy cập vào tập hợp các chức năng của Adsense; đáng chú ý nhất là AdSense Management API. Google cung cấp cho các nhà xuất bản API miễn phí và để tích hợp chúng bạn phải có kiến thức nhất định. Đây là khái niệm, thuật ngữ Google Adsense mà nhà phát triển/xuất bản lớn, chuyên nghiệp sử dụng.

Báo cáo đã lưu

Đây là cách giúp bạn có thể lưu lại các báo cáo mà mình muốn ở 1 khoảng thời gian nhất định được lựa chọn. Sau đó có thể xem lại, truy cập nhanh vào chúng khi cần thiết. Google lý giải thuật ngữ này như sau:

Báo cáo đã lưu là báo cáo có cài đặt cụ thể mà bạn đã tùy chỉnh và lưu để sử dụng trong tương lai. Phạm vi ngày và cài đặt bạn sử dụng để tạo bất kỳ báo cáo nào có thể được đặt làm báo cáo đã lưu cho việc truy cập nhanh sau này.

thach muoi kiem tien google adsense
Sự phát triển của website đồng nghĩa với quá trình gia tăng thu nhập từ Google Adsense

Như vậy có thể thấy việc báo cáo hoặc bố trí và tổ chức sắp xếp báo cáo để xem lại chúng rất dễ dàng, bạn có thể lưu để sử dụng.

Blogger là gì?

Blogger là một công cụ/một nền tảng phát triển web cho phép người dùng có thể tạo webiste trên đó và sử dụng để xuất bản nội dung dưới dạng weblog hoặc “blog” mà chúng ta vẫn sử dụng cách đây nhiều năm trước khi chưa có sự bùng nổ web cá nhân.

Google cho phép kiếm tiền từ nền tảng Blogger (gọi là Adsense Hosted) tuy nhiên khá bất tiện và bạn phải phục thuộc vào chúng rất nhiều. Việc triển khai các định dạng quảng cáo Google Adsense cũng không được như ý muốn.

Bộ lọc hiển thị không nhìn thấy

Thuật ngữ này được sử đụng dể chỉ các bộ lọc được nhà quảng cáo Google Adsense sử dụng để ngăn chặn quảng cáo của họ xuất hiện trên các nội dung hoặc mạng hiển thị không nhìn thấy được và không nhấp vào được. Điều này bao gồm các đơn vị quảng cáo trên trang web của nhà xuất bản AdSense.

Chia sẻ doanh thu

Chia sẻ doanh thu là thuật ngữ cho biết tỷ lệ chia sẻ giữa bạn và Google Adsense. Hiện tại tỷ lệ này là 68% cho nhà xuất bản và 32% cho Google; với doanh thu từ tìm kiếm thì tỷ lệ này là 51-49.

Mỗi nhà xuất bản AdSense nhận được phần trăm giá đóng phiên đấu giá cho quảng cáo trên trang web của họ. Phần trăm này được biết đến như là chia sẻ doanh thu và được hiển thị bên trong tài khoản AdSense của bạn.

CPM chế độ xem đang kích hoạt

CPM được viết tắt của cum từ Cost Per Mille cũng còn được gọi là cost‰ và Cost Per Thousand hay Cost Per 1000 Impressions có nghĩa là giá cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Theo Google thì:

Với đặt giá thầu giá mỗi nghìn lần hiển thị trong Chế độ xem đang kích hoạt (CPM chế độ xem đang kích hoạt), nhà quảng cáo đặt giá thầu trên 1000 lần hiển thị có thể xem và chỉ thanh toán cho hiển thị được đo lường là có thể xem, nghĩa là, khi ít nhất 50% quảng cáo được hiển thị trên màn hình trong ít nhất 1 giây.

Trong quá trình kiếm tiền với Adsense thì thuật ngữ CPM chỉ được sử dụng nhiều trong kiếm tiền Youtube mà thôi. Đây cũng là một trong những thuật ngữ Google Adsense phổ biến.

RPM – doanh thu mỗi nghìn lần hiển thị

Doanh thu mỗi nghìn lần hiển thị (RPM) thể hiện thu nhập ước tính bạn sẽ tích lũy cho mỗi 1000 lần hiển thị mà bạn nhận được.

prm
RPM Google Adsense trong 1 tài khoản của mình

RPM không thể hiện số tiền thực tế bạn kiếm được; thay vào đó, RPM được tính bằng cách chia thu nhập ước tính của bạn cho số lần xem trang, số lần hiển thị hoặc số truy vấn bạn nhận được, sau đó nhân với 1000.

Công thức: RPM = (Thu nhập ước tính / Số lần xem trang) * 1000

Ví dụ:

  • Nếu bạn kiếm được khoảng 0,15 đô la từ 25 lần xem trang, khi đó RPM của trang sẽ bằng (0,15 đô la / 25) * 1000, hay 6 đô la
  • Nếu bạn kiếm được khoảng 180 đô la từ 45.000 hiển thị quảng cáo, khi đó RPM của quảng cáo sẽ bằng (180 đô la / 45.000) * 1000 hay 4 đô la
  • RPM là con số thường được sử dụng trong các chương trình quảng cáo và bạn có thể thấy hữu ích khi so sánh doanh thu trong các kênh khác nhau

ID nhà xuất bản

Đối với mỗi nhà xuất bản Google đều cấp cho 1 ID riêng biệt và ID này gắn liền với bạn trong quá trình kiếm tiền với Adsense. Nó cũng được sử dụng để nhận diện các nhà quảng cáo khác nhau. Theo Google thì:

ID nhà xuất bản là từ định danh duy nhất cho tài khoản của bạn. Để bảo vệ tính bảo mật của tài khoản và giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc tìm chi tiết tài khoản cụ thể, bạn có thể được yêu cầu cung cấp ID này khi bạn liên hệ với Google.

ID là một thuật ngữ Google Adsense cũng thường xuyên được nhắc đến hiện nay, mỗi khi tích hợp mã quảng cáo bạn cũng cần để ý ID này của mình (nếu có kèm ID).

Mã quảng cáo Google Adsense

Còn được gọi với tên gọi khác là code quảng cáo Adsense. Đây là mã HTML đặt trên bất kỳ trang nào của một trang web nhà xuất bản sở hữu trang web chấp thuận, cho phép quảng cáo được hiển thị trên trang đó theo định dạng bố cục quảng cáo nhất định.

Kiếm được bao nhiêu tiền từ Google Adsense

Khi triển khai mã quảng cáo bạn nên để ý chúng đã đầy đủ chưa tránh các lỗi khiến quảng cáo Adsense của mình không thể hiển thị được gây hao hụt về doanh thu.

Mức độ phù hợp

Đây là khái niệm cho biết quảng cáo Adsense hiển thị trên trang của bạn có phù hợp với người dùng hay không. Tỷ lệ phù hợp càng cao càng tốt và ngược lại.

muc do phu dop
Mức độ phù hợp càng cao thì doanh thu Adsense càng lớn

Bạn nên cải thiện chỉ số này trong tài khoản của mình để có thể tăng doanh thu của mình trong tương lai.

Công thức: Mức độ phù hợp = (Yêu cầu quảng cáo trả lại quảng cáo / tổng số yêu cầu quảng cáo) * 100

Mức độ phù hợp cao gần bằng 100% thể hiện rằng Google có thể cung cấp quảng cáo cho hầu hết các yêu cầu. Mức độ phù hợp thấp hơn là dấu hiệu cho thấy rằng Google không thể cung cấp quảng cáo phù hợp với trang của bạn và không trả lại quảng cáo.

Yêu cầu quảng cáo

Yêu cầu quảng cáo là khái niệm để chỉ số người dùng truy cập vào trang có Adsense và Code Adsense của bạn gửi yêu cầu quảng cáo tới máy chủ Google. Đây được tính là 1 yêu cầu quảng cáo.

Số phiên quảng cáo

Tổng số phiên quảng cáo. Một phiên quảng cáo được tính bất cứ khi nào người dùng truy cập trang web của bạn và xem một hoặc nhiều trang có quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách khai thuế với Google

Thuật ngữ Google Adsense này có thể ít được người dùng quan tâm bởi nó không trực tiếp tác động nhưng mình vẫn muốn để cập cho các bạn hiểu rõ hơn. Tiếp theo là thuật ngữ Google Adsense về số lần hiển thị quảng cáo.

Số lần hiển thị quảng cáo

Một lần hiển thị quảng cáo được báo cáo bất cứ khi nào một quảng cáo riêng lẻ đã bắt đầu tải xuống thiết bị của người dùng.

Các định dạng quảng cáo khác nhau sẽ hiển thị số lượng quảng cáo khác nhau; ví dụ, mỗi lần biểu ngữ dọc xuất hiện trên trang web của bạn, bạn sẽ thấy hai lần hiển thị quảng cáo trên báo cáo của bạn.

Tốc độ phân phối

Tốc độ phân phối chính là sự phản hồi của máy chủ Google đối với mỗi lần nhận được yêu cầu quảng cáo từ bạn. Tốc độ phân phối này phụ thuộc vào Google và chúng ta ít can thiệp được. Tốc độ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên phải phù hợp để tăng mức độ phù hợp của Ads.

Công thức: Số lần hiển thị quảng cáo / Số lần yêu cầu quảng cáo

Trong màn hình đầu tiên

Đây là khái niệm nói tới việc hiển thị quảng cáo Adsense ngay trong màm hình đầu tiên của người dùng, nói cách khác nó chính là quảng cáo xuất hiện ngay khi người dùng truy cập và website của bạn!

Điều chỉnh thu nhập

Hiện tại Google có 2 báo cáo về thu nhập là Thu nhập ước tính và Thu nhập của bạn – đây là thu nhập sẽ được thanh toán trong chu kỳ thanh toán tới.

Công thức: Thu nhập của bạn = Thu nhập ước tính +/- thu nhập chưa được ghi nhận

Lượt nhấp

Lượt nhấp là số lượt mà người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Như vậy là đã đi qua một số thuật ngữ Google Adsense nên biết, và bây giờ là các thuật ngữ Adsense bạn phải biết.

CÁC THUẬT NGỮ GOOGLE ADSENSE BẠN PHẢI BIẾT

Bên cạnh những khái niệm cần biết trong Adsense thì có những định nghĩa bạn cần phải biết trong quá trình kiếm tiền Online với Google. Cụ thể mình sẽ đưa ra một số khái niệm quan trọng:

Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC)

Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định; một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

CPC là chỉ số vô cùng quan trọng giúp cho thu nhập trong quá trình kiếm tiền với Adsense được thuận lợi và có hiệu quả cao hơn. CPC càng cao càng tốt và ngược lại. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết về bảng xếp hạng CPC Google Adsense theo quốc gia mà mình đã tổng hợp.

CTR của quảng cáo

Đối với quảng cáo chuẩn, tỷ lệ nhấp (CTR) của quảng cáo được tính bằng cách lấy số lượt nhấp quảng cáo chia cho số lượt hiển thị quảng cáo riêng lẻ.

CTR của quảng cáo = Số lần nhấp / Số lần hiển thị quảng cáo

Ví dụ: nếu quảng cáo của bạn nhận được 5 lượt nhấp trong số 1.000 lượt hiển thị quảng cáo, thì CTR của quảng cáo đó sẽ là 0,5%.

RPM của quảng cáo

Doanh thu quảng cáo trên mỗi nghìn lần hiển thị (RPM) được tính bằng cách chia thu nhập ước tính cho số lần hiển thị quảng cáo riêng lẻ bạn nhận được, sau đó nhân với 1.000.

RPM quảng cáo = (Thu nhập ước tính / Số lần hiển thị quảng cáo) * 1.000

Ví dụ: nếu ước tính bạn kiếm được $180 từ 45.000 lần hiển thị quảng cáo, RPM quảng cáo của bạn sẽ là ($180 / 45.000) * 1.000 hay $4.

Trên đây là một số thuật ngữ Google Adsense, trong đó 3 loại ngày bạn phải biết trong quá trình kiếm tiền trực tuyến với Adsense hiện nay. Ngoài ra bạn đọc là người mới và chưa biết cách nhận tiền từ Google về Việt Nam có thể tham khảo thêm hướng dẫn nhận thanh toán Adsense qua link bài: Cách nhận tiền Google Adsense mà mình đã hướng dẫn. Mình là Thạch Mười, chúc các bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

One thought on “25 thuật ngữ Google Adsense, trong đó 3 loại này bạn phải biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *